TỔNG HỢP THUẬT NGỮ DU HỌC ANH QUỐC

Du học Anh Quốc luôn là niềm mong ước và là mục tiêu của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, khi tìm hiểu các thông tin du học và chuẩn bị cho hành trang hòa nhập tại xứ sở sương mù, các bạn trẻ dễ gặp phải nhiều khó khăn bởi các thuật ngữ chuyên ngành. Trong bài viết này, HNG Education sẽ tổng hợp danh sách những thuật ngữ du học Anh Quốc phổ biến nhất để giúp các bạn học sinh, sinh viên có được sự hòa nhập với môi trường mới và trải nghiệm cuộc sống tại Anh Quốc một cách trọn vẹn nhất.

  • United Kingdom: là thuật ngữ chính trị phổ biến sử dụng để nói về Vương quốc Anh, được cấu thành bởi các quốc gia: England, Scotland, Wales và Bắc Ireland
  • Great Britain: là thuật ngữ địa lý để nói về Vương quốc Anh, được cấu thành bởi các quốc gia: England, Scotland và Wales
  • England: Anh Quốc
  • Northern Ireland: Bắc Ireland, thuộc Anh. Cần phân biệt: Northern Ireland và quốc gia Ireland
  • Underground/Tube: phương tiện đi lại phổ biến ở London, thường được gọi là tàu điện ngầm trong tiếng Việt
  • Coach: xe khách liên tỉnh:
  • Tram: tàu điện di chuyển trong nội đô ở một số thành phố
  • Rail Card / Oyster: thẻ giảm giá khi sử dụng các phương tiện công cộng như tàu lửa, tàu điện. Oyster là thẻ chuyên dụng sử dụng ở London.
  • Zone: vùng, hay còn được hiểu như quận/huyện ở VN, là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở London và một số tỉnh thành ở Anh để tính phí khi di chuyển, vận chuyển.
  • UKVI: viết tắt của UK Visas and Immigration, đơn vị xét cấp thị thực du học và định cư
  • Student Visa: dạng thị thực dành cho sinh viên học các chương trình từ Dự bị Đại học trở lên
  • Child Visa: dạng thị thực dành cho sinh viên học trung học hoặc từ 18 tuổi trở xuống.
  • GCSE / iGCSE: viết tắt của General Certificate of Secondary Education, hay còn được hiểu tương đương chương trình Trung học cơ sở của Việt Nam,
  • A-Level: viết tắt của Advanced Levels, kéo dài 2 năm tương đương Trung học phổ thông. Năm nhất được gọi là AS, năm hai được gọi là A2.
  • International Baccalaureate: chương trình Tú tài quốc tế – tương đương Trung học phổ thông.
  • Public / Independent / Private / State Schools: là các cách gọi khác nhau về loại trường Trung học (THCS và THPT) ở Anh
  • Entrance Exam: bài kiểm tra điều kiện đầu vào với học sinh theo học trường Public/Independent School.
  • Boarding School: cách gọi dạng trường nội trú.
  • Day School: cách gọi dạng trường học bán trú, trường Trung học thông thường
  • Guardian: người bảo hộ cho học sinh dưới 18 tuổi khi đi học trung học tại Anh.
  • Pastoral Care: thuật ngữ nói về yêu cầu liên quan tới điều kiện chăm sóc cho học sinh dưới 18 tuổi
  • Private Fostering Care: thuật ngữ nói về yêu cầu liên quan tới điều kiện chăm sóc cho học sinh dưới 18 tuổi
  • Homestay: dạng nhà mà học sinh sẽ ở với người bản xứ.
  • PSE: viết tắt của Pre-sessional English, là các khóa học tiếng Anh ngắn hạn dành cho học sinh, sinh viên có điểm IELTS thấp hơn yêu cầu đầu vào của khóa học mà học sinh đăng ký. Hoàn tất khóa học, học sinh, sinh viên sẽ không cần thi lại IELTS để vào học khóa tiếp theo.
  • Pathways: thuật ngữ chung nói về các chương trình chuyển tiếp, hỗ trợ sinh viên vào Đại học hoặc Thạc sĩ.
  • Foundation: chương trình dự bị Đại học
  • Diploma / International Year One: chương trình năm Nhất đại học dành riêng cho sinh viên quốc tế (cần phân biệt với năm Nhất Đai học thuộc Bachelor degree)
  • GPA: viết tắt của Grade Point Average, điểm trung bình học tập.
  • HND: viết tắt của Higher National Diploma, có thể hiểu tương đương với chương trình Cao đẳng chuyên nghiệp tại Việt Nam
  • Direct Entry: được nhận thẳng vào một chương trình Cử nhân.
  • UG: viết tắt của Undergraduate, chương trình Cử nhân Đại học
  • UCAS: viết tắt là The Universities and Colleges Admissions Service, cổng thông tin điện tử tiếp nhận hồ sơ đăng ký ghi danh vào Đại học và Cao đẳng
  • Firm Choice: nguyện vọng 1 của sinh viên khi chọn trường Đại học
  • Insurance: nguyện vọng 2 của sinh viên khi chọn trường Đại học
  • Clearing: nguyện vọng dự phòng của sinh viên nếu không đủ điều kiện nguyện vọng 1 và 2.
  • Extra: nguyện vọng cuối cùng của sinh viên nếu không đủ điều kiện nguyện vọng 1, 2 và Clearing
  • Honours: danh dự, thuật ngữ chỉ giá trị văn bằng Đại học tại Anh
  • Placement / Year in Industry: thực tập
  • Internship: thực tập ngắn hạn không lương
  • BA: viết tắt của Bachelor of Arts, bằng Cử nhân Đại học
  • BSc: viết tắt của Bachelor of Science, bằng Cử nhân Đại học
  • BEng: viết tắt của Bachelor of Engineering, bằng Cử nhân Đại học
  • Top –Up Finance Year: chương trình chuyển tiếp học năm Hai hoặc năm cuối Đại học (chương trình 2+1, 3+1 hoặc 2+2)
  • Pre-Master: dự bị Thạc sĩ
  • PG: viết tắt của Postgraduate, chương trình sau Đại học. Thường được hiểu là chương trinh Thạc sĩ.
  • MA: viết tắt của Master of Arts, bằng Thạc sĩ
  • MSc: viết tắt của Master of Science, bằng Thạc sĩ
  • MLitt: viết tắt của Master of Letters, bằng Thạc sĩ
  • LLM: viết tắt của Master of Laws, bằng Thạc sĩ dành riêng cho ngành Luật
  • MRes: viết tắt của Master of Research, bằng Thạc sĩ dành riêng cho nghiên cứu
  • MPhil: viết tắt của Master of Philosophy, bằng Thạc sĩ – thường tích hợp để chuyển tiếp lên Doctorate of Philosophy
  • DBA: viết tắt của Doctorate of Business Administration, bằng Tiến sĩ có tính ứng dụng trong doanh nghiệp
  • PhD: viết tắt của Doctor of Philosophy, bằng Tiến sĩ
  • Conditional / Unconditional: điều kiện, hoặc vô điều kiện khi nói về thư mời nhập học của một sinh viên
  • ATAS: viết tắt của Academic Technology Approval Scheme, chứng chỉ bắt buộc sinh viên cần có khi theo học các khối ngành thiết yếu như Hạt nhân, hóa học …
  • CAS: viết tắt của Confirmation of Acceptance for Studies, tài liệu xác nhận sinh viên đủ điều kiện đi học và xin visa.
  • Financial Check: một phần trong quy trình kiểm tra năng lực tài chính của sinh viên trước khi cấp CAS
  • Agent Tagging / Tag Agent: thao tác làm việc với trường để xác nhận mối quan hệ giữa GSE và sinh viên
  • PS: viết tắt của Personal Statement, bài luận xin thư mời nhập học, hoặc học bổng
  • SOP: viết tắt của Statement of Purpose, bài luận xin thư mời nhập học, hoặc học bổng (tương tự như PS)
  • LOR: viết tắt của Letter of Recommendation, thư giới thiệu của thầy cô, cơ quan công tác khi sinh viên xin thư mời nhập học
  • CV hay Resume: sơ yếu lý lịch tóm tắt khi sinh viên xin thư mời nhập học
  • Research Proposal: đề cương nghiên cứu, tài liệu bắt buộc với sinh viên muốn nộp hồ sơ học Tiến sĩ (MPhil, PhD hoặc DBA)
  • Bursary: quỹ tài chính nhà trường tự động cấp cho học sinh, có điều kiện cụ thể
  • Scholarship: học bổng nói chung
  • Studentship: học bổng dành cho sinh viên khối Nghiên cứu
  • IOM: tổ chức di cư quốc tế, đơn vị khám sàng lọc và chứng nhận điều kiện sức khỏe cho sinh viên khi du học Anh
  • VFS / Visa Application Center: đơn vị thu hồ sơ du học Anh
  • Visa Vignette: tờ thị thực đính kèm trên hộ chiếu, xác nhận thời gian sinh viên được phép nhập cảnh
  • BRP: viết tắt của Biometric Residence Permit, thẻ cư trú khi du học. Được hiểu giống như Căn cước công dân sử dụng trong nước Anh.
  • GP: viết tắt của General Practice, phòng khám chữa bệnh tại Anh
  • NHS: viết tắt của National Health Service, dịch vụ y tế công tại Anh.

Similar Posts